Tuyên truyền phòng chống bệnh dại trong học đường
Ngày 30/10/2017 Trường THCS Huỳnh Tấn Phát có tổ chức 1 buổi mít tinh nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh dại trong học đường.
TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRONG HỌC ĐƯỜNG
1.Sơ lược về lịch sử bệnh Dại:
- Là bệnh do virut dại gây nên
- Hàng nghìn năm trước được biết đến với cái tên là bệnh sợ nước, sợ gió mà người và chó mắc phải.
- Năm 1885 L.Pasteur đã thành công trong việc tìm ra vaccin ngừa dại, cứu sống J.Meister.
* Ở Việt Nam:
- Năm 1996 - 2000 có 2700 người chết vì bệnh dại
- Năm 2001 - 2007: 522 người chết
- Năm 2007: 131 người chết do dại ( một nữa dưới 18 tuổi)
* Ở Bến Tre, Theo thống kê của sở y tế dự phòng thì chỉ có 8,6% người dân là tiêm vaccin dại đủ liều, còn lại 91,4% là không tiêm vaccin. (theo thống kê của chi cục chăn nuôi và thú y thì huyện Thạnh Phú có số ca bị chó cắn cao nhất tỉnh Bến Tre trong những năm qua)
2. Bệnh Dại là gì?
Bệnh Dại là một bệnh viêm não, tủy cấp tính gây ra do virut, gặp ở động vật có máu nóng. Bệnh truyền qua người đa số là do súc vật dại cắn.
3.Con đường truyền bệnh:
- Người bị nhiễm virut dại khi bị vật nuôi hoặc vật hoang dại cắn xuyên qua da (chủ yếu tồn tại ở đàn chó nuôi là 90%, mèo 5%, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê, cừu, khỉ, lợn,…5%; Trong tự nhiên tồn tại trong chồ, cáo, chó sói, chó rừng, dơi,…)
- Bị con vật dại cào xước da
- Nước bọt của con vật bị dại tiếp xúc với niêm mạc mắt, các vết thương mới của da.
- Hít phải những hạt mù chứa virut dại
- Truyền từ người sang người qua cấy ghép, vết cắn và hôn nhau (trường hợp hiếm gặp).
4. Thời kì ủ bệnh: (phơi nhiễm)
Ở người trung bình từ 1 đến 3 tháng sau khi nhiễm. Thời kì này ngắn hay dài tùy thuộc vào vị trí , đặc tính của vết cắn và lượng virut xâm nhập vào cơ thể.
-Vị trí: đầu, mặt, cổ, đầu chi (cánh tay, cổ chân) bộ phận sinh dục thì thời gian ủ bệnh rất ngắn.
- Đặc tính của vết cắn: nhiều vết cắn, vết cắn sâu
5. Triệu chứng bệnh dại:
Mệt mõi, chán ăn, nhức đầu, sốt, đau cơ, cảm giác ngứa, đau như kiến bò ở vết cắn. Biểu hiện ở 2 thể:
a.Thể hung dữ: hốt hoảng, sợ nước, sợ ánh sáng hoặc mùi lạ, lên cơn co giật, lên cơn với các hành vi kì quái, co thắt thanh quản và cơ hô hấp, rồi ngừng tim, ngừng thở → tử vong ( thường tử vong trong 2 – 4 ngày sau khi lên cơn).
b. Thể bại liệt: lúc đầu ngứa, đau, có cảm giác như kiến bò ngay vết cắn, sau đó lan tỏa lên chi trên, mất phản xạ gân, xương, liệt cơ cổ, lưỡi (gây sặc), liệt cơ hô hấp → tử vong (chậm hơn thể hung dữ, tử vong kéo dài từ 2 – 20 ngày)
* Tất cả bệnh nhân khi đã lên cơn Dại thì 100% đều dẫn đến tử vong.
6. Bệnh Dại có nguy hiểm cho người không?
Bệnh rất nguy hiểm, căn bệnh gây chết người. Người bị chó mắc bệnh dại (hoặc nghi mắc bệnh dại) cắn nhưng không đi tiêm vaccin kịp thời, hoặc không đủ số mũi thì khi đã lên cơn dại chắc chắn sẽ chết vì BỆNH DẠI KHÔNG CÓ THUỐC CHỮA.
7. Cách phòng chống bệnh dại:
Phòng bệnh dại gồm hai vấn đề chính là phòng chống bệnh dại ở động vật và phòng bệnh dại ở người:
+ Hạn chế nuôi chó, mèo. Nếu có nuôi phải tiêm vaccin phòng dại theo qui định của thú y
+ Tránh chọc ghẹo chó.
+Nuôi chó phải xích nhốt, chó ra đường phải rọ mõm
+ Tiêm ngùa vaccin phòng dại trước khi xúc vật cắn (trẻ em dưới 15 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao (30%) do trẻ em rong chơi và hay tiếp xúc gần gũi với chó,mèo)
+ Khi bị phơi nhiễm (chó cắn) thì nên biết xử lí vết thương và đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
* Xử lí vết thương sau khi bị chó, mèo cắn:
- Rửa sạch ngay vết thương trong 15 phút với nước sạch, nước xà phòng đặc 20%, sau đó sát khuẩn bằng cồn 700 hoặc dung dịch cồn iod
- Không nên khâu kín hoặc băng kín vết thương
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lí và tiêm phòng.